Đồ ăn cay hấp dẫn khẩu vị nhiều người, nhưng cũng khiến không ít người lo lắng về làn da của mình. Ăn cay có nổi mụn không? Đây là câu hỏi quen thuộc của những ai thường xuyên bị mụn hoặc có làn da nhạy cảm. Cùng Phòng khám da liễu LG tìm hiểu mối liên hệ giữa thực phẩm cay và tình trạng da, cũng như cách ăn cay hợp lý để không gây hại cho làn da.
Ăn cay có nổi mụn không?
Ăn cay sẽ bị nổi mụn mặc dù không phải nguyên nhân chính. Ăn cay thường xuyên có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể do các hoạt chất trong ớt, khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Điều này dẫn đến da tiết nhiều dầu, làm bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Ngoài ra, các thực phẩm cay nóng sẽ gây kích ứng da ở những người có vùng da nhạy cảm. Biểu hiện cụ thể là đau và rát, làm cho da bị viêm nhiễm, mưng mủ, sưng tấy khó chịu.

Tại sao ăn cay lại nổi mụn?
Tại sao khi ăn cay da lại nổi mụn và có nhiều kích ứng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn đồ cay nóng là nguyên nhân gián tiếp gây ra mụn bởi trong thành phần có nhiều chất kích ứng:
- Đồ cay có nhiều muối: Hầu hết các món đồ ăn cay và nóng như mì cay, lẩu thái, đồ nướng có chứa hàm lượng muối cực kỳ cao. Khi thường xuyên ăn các món cay sẽ khiến cơ thể dung nạp lượng lớn muối so với nhu cầu cơ bản của cơ thể, từ đó gây kích ứng, hình thành mụn.
- Dị ứng với chất Lycopene trong ớt: Một số trường hợp ăn cay nổi mụn là do thành phần Lycopene trong các thực phẩm. Chất này có trong ót, cà chua, khi tiếp xúc với da gây kích thích, thay đổi độ pH tự nhiên của da và dẫn đến dị ứng, nổi mụn, sưng viêm và khó chịu.

Hướng dẫn cách ăn cay hạn chế nổi mụn
Ăn đồ nóng bị nổi mụn khiến nhiều người lo âu. Thực tế, để ăn cay nhưng không nổi mụn, có thể áp dụng một số những bí quyết sau:
- Uống nhiều nước: Trong quá trình ăn đồ cay nóng, hãy uống nhiều nước để cơ thể duy trì độ ẩm cũng như đào thải các độc tố ra bên ngoài, từ đó giúp da được bảo vệ như mong muốn.
- Kết hợp các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Để ăn cay hạn chế các dấu hiệu nổi mụn, hãy tăng cường các hoạt chất chống oxy hóa như cải xanh, cải bó xôi, trái cây chứa nhiều vitamin C. Các hoạt chất này sẽ giúp da được làm dịu do những kích ứng và ảnh hưởng của quá trình ăn cay.
- Giảm gia vị: Khi ăn những món cay, nên giảm nồng độ cay xuống và hạn chế ăn quá mặn để không kích thích và ảnh hưởng đến da.
- Theo dõi phản ứng của da: Trong quá trình ăn cay nên theo dõi các triệu chứng của da để xem xét, điều chỉnh khi bị tác động và kích ứng.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động cơ thể sẽ giúp loại bỏ các độc tố ra ngoài bằng mồ hôi, từ đó hạn chế những kích ứng do ăn cay.
Tóm lại, ăn cay có nổi mụn không còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng da và lối sống của mỗi người. Ăn cay ở mức vừa phải sẽ không gây hại, nhưng nếu lạm dụng hoặc ăn quá nhiều trong khi da đang bị viêm, khả năng nổi mụn là rất cao. Phòng khám da liễu LG khuyến khích bạn xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lắng nghe làn da của mình và nếu tình trạng mụn kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp khi ăn cay bị nổi mụn
Ăn mì cay có nổi mụn không?
Trong mì cay có hàm lượng muối và ớt, hai nguyên nhân tác động làm da kích ứng và dễ nổi mụn. Nếu như ăn mì cay thường xuyên và nhiều hơn so với nhu cầu bình thường, da sẽ dễ tích tụ dầu, bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn viêm.
Tại sao người Hàn ăn cay mà da vẫn đẹp?
Đa phần những người Hàn ăn cay nhưng da vẫn đẹp là vì họ ăn với lượng vừa phải. Không phải tất cả những trường hợp ăn cay đều nổi mụn. Trong ớt có vitamin C- đây là chất chống oxy hóa cần thiết cho quá trình tổng hợp các collagen bên trong tế bào. Do đó việc ăn cay với hàm lượng ít sẽ hỗ trợ làm đẹp da.
Tác hại của ăn cay đối với sức khỏe?
Ăn cay không những khiến da xuất hiện mụn mà còn là nguyên nhân cho những bệnh lý không tốt về sức khỏe. Ăn cay nhiều và thường xuyên sẽ khiến dạ dày viêm loét, không thể ăn uống như thường. Việc ăn cay quá mức còn ảnh hưởng đến tim, thần kinh, gây suy giảm trí nhớ, da nổi nhiều mụn và xuất hiện bệnh trĩ.